Kiểm thử phần mềm là gì? So sánh nghề Tester với Developer

nghề kiểm thử phần mềm là gì

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu công việc của một chuyên viên kiểm thử phần mềm hay còn được gọi là Tester. Hay bạn chỉ đơn giản là tìm kiếm cho công ty mình một đơn vị Kiểm thử. Hoặc bạn đang muốn tìm lời giải cho thắc mắc về sự khác biệt của một Tester và Developer. Dù là với mục đích nào kể trên, thì bài viết này chính là dành cho bạn.

Bài viết của Wab-component sẽ cung cấp cho bạn định nghĩa kiểm thử phần mềm là gì cùng với đó là so sánh nghề Tester với Developer. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Kiểm thử phần mềm là gì?

kiểm thử phần mềm là gì

Kiểm thử phần mềm (Tester) được hiểu là phương pháp kiểm tra sản phẩm phần mềm đó có phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra trên thực tế hay không.

Từ đó, giúp đảm bảo rằng không có bất kỳ lỗi hay khiếm khuyết đối với phần mềm. Sau đó, Tester sẽ báo cáo kết quả đến team phát triển. 

Kiểm thử phần mềm sẽ bao gồm các công đoạn như kiểm tra, phân tích, quan sát và đánh giá các phần khác nhau của phần mềm. Tester sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ thủ công và cả tự động.

Một số lợi ích quan trọng khiến công ty không nên bỏ qua bước kiểm thử phần mềm chính là:

  • Tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, bằng cách thông qua việc kiểm thử sản phẩm để tìm lỗi không gặp phải bất kỳ vấn đề nào khi sử dụng sản phẩm của mình. 
  • Kiểm thử kỹ càng sản phẩm phần mềm qua quy trình phù hợp sẽ đảm bảo độ tin cậy, tính bảo mật. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian, cũng như chi phí, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
  • Test thử phần mềm có thể phát hiện khả năng tương thích của các thiết bị và nền tảng khác nhau. Ví dụ, những gì hoạt động tốt trên Chrome có thể không chạy tốt trên Safari hoặc Internet Explorer.

Những kỹ năng cần có của người kiểm thử phần mềm

kĩ năng cần của người kiểm thử phần mềm

Kỹ năng phân tích, kiểm thử phần mềm

Kỹ năng phân tích một cách nhanh nhạy và chính xác, kỹ năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau chính là yếu tố quan trọng để trở thành một Tester giỏi. Để có được góc nhìn đó, phân tích yêu cầu khách hàng đưa ra điều tất yếu. 

Tiếp đến, phân tích từng function nhỏ mà bạn đang test để tìm ra được những điểm mấu chốt và dự đoán được những vùng có thể xảy ra bug nhiều. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp phân tích các function liền kề function đang test. 

Có nền tảng kỹ thuật và không ngừng học hỏi và đổi mới

Công việc của một tester đòi hỏi kỹ năng chuyên môn do đây là công việc vô cùng quan trọng và có tính chuyên ngành cao.

Do đó các người kiểm thử phần mềm cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều cần thiết ở một Tester. 

Bên cạnh đó người kiểm thử phần mềm phải luôn không ngừng học hỏi và đổi mới. Đừng bao giờ có suy nghĩ mình học đã đủ rồi. Bởi vì, bạn biết càng nhiều, năng lực của bạn ngày càng phát triển và được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, luôn tạo sự mới mẻ trong quá trình làm việc sẽ  mang đến cho bạn một cảm giác hài lòng và tạo ra một hình ảnh đẹp đối với đồng nghiệp và cấp trên bởi các ý tưởng mới. 

Chi tiết, cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì 

Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và chi tiết sẽ giúp cho quá trình test hiệu quả, nâng cao chất lượng của sản phẩm đến mức tối ưu. Chúng ta không thể bỏ qua từng chi tiết nhỏ như dấu chấm, dấu phẩy, icon bị méo hay những thứ nhỏ nhặt khác.

Bởi tất cả đều vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên sự thân thiện với người dùng, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. 

>>> Xem thêm: Các cách kiểm tra và xử lý khi website bị nhiễm virus

Người kiểm thử phần mềm cần biết cách giao tiếp và support nhóm

Một người kiểm thử phần mềm giỏi là người cảm thấy thoải mái với các cuộc xung đột bởi kỹ năng giao tiếp sẽ giúp họ giải quyết vấn đề.

Giao tiếp và hỗ trợ với nhiều người trong một công ty như trưởng nhóm, lập trình viên, BA,… sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra sự thiếu sót. Bên cạnh đó, diễn giải tốt giúp bạn cung cấp dữ liệu để giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Xem mình như khách hàng

Khi xem mình như là khách hàng sở hữu sản phẩm “Tester”  để có cái nhìn tổng quan, bao rộng, và đánh giá cao nhất đối với sản phẩm của mình.

Từ đó, có thể sẽ giúp bạn phát hiện ra được những lỗ hổng, những bug phát sinh trong quá trình test. Hãy luôn xem bản thân là người dùng đầu tiên và trải nghiệm sản phẩm. 

Thừa nhận lỗi của bản thân người kiểm thử phần mềm

Một đức tính tốt mà một người kiểm thử phần mềm cần có là biết thừa nhận và sửa lỗi. Đôi lúc, tester có thể bỏ sót một số lỗi quan trọng hoặc log sai vài lỗi.

Thay vì cãi nhau và tranh luận lớn tiếng mà làm rối vấn đề thì thừa nhận các lỗi và cố gắng không lặp lại là giải pháp tốt nhất.

Tiếng Anh, ngoại ngữ tốt là một ưu thế và thực sự cần thiết

Và kỹ năng cuối cùng đối với dân IT nói chung và Tester nói riêng thì ngoại ngữ là điều không thể thiếu. Ngoại ngữ sẽ giúp bạn có thể đọc hiểu tài liệu, update công nghệ và giao tiếp với khách hàng,… Do đó, nó sẽ mang cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

So sánh nghề Tester với Developer

Tester và Developer là hai ngành nghề không còn xa lạ trong thời đại Internet phát triển ngày nay. Hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều ứng dụng. Và những người làm nên ứng dụng đó không ai khác chính là Testers và Developers (Dev).

so sánh tester và developer

Về mức chi phí và công việc 

Người kiểm thử phần mềm có thể thực hiện test trước các tính năng nhỏ ngay khi dev viết code xong. Do đó, các Dev không bị bỏ lại ở cuối Sprint và cũng sẽ không tự hỏi rằng họ nên làm gì trong khi đợi test full tính năng lớn của một Sprint.

Từ đó, sẽ giúp tăng hiệu quả đầu tư, giảm chi phí, công việc theo lộ trình nên tiết kiệm công sức và thời gian của các thành viên nhóm dự án.

Về khối lượng của công việc

Dev chỉ thực hiện nghiên cứu nghiệp vụ của một số chức năng mà họ đảm nhận. Về phần Tester thì phải nghiên cứu và nắm chắc nghiệp vụ của toàn bộ chương trình từ đó có thể test và hỗ trợ Developer những vấn đề liên quan nghiệp vụ. 

Dev phải làm OT, còn người kiểm thử phần mềm thì phải vừa test phiên bản cũ và tiếp tục test phiên bản mới sau khi Dev đã code xong. Thực tế, Dev chỉ xuất hiện khi nào có lỗi để thực hiện sửa chữa. Còn về người kiểm thử ứng dụng, họ luôn luôn ngồi đó và tìm lỗi.

Về khả năng Teamwork

Developer và Tester thì đều là thành viên của một team. Dù mỗi người đóng một vai trò và chức năng khác nhau. Nhưng đều có chung một mục tiêu là hoàn thành sản phẩm trong thời gian ngắn nhất cùng với đó là chất lượng cao nhất và hiệu suất tốt nhất đến khách hàng.

Về sự cạnh tranh việc làm

Nhìn chung theo hướng khách quan thì ở đa số các công ty phần mềm trong nước nói riêng và lĩnh vực IT ở Việt Nam nói chung thì Dev được đánh giá cao hơn so với tester.

Điều này, cũng dẫn đến mức lương dev sẽ nhỉnh hơn nghề kiểm thử phần mềm khi cả 2 đang ở cùng một mức điểm. Tuy nhiên, nếu bạn đã ở trình độ senior và master thì điều này không chắc vẫn còn là đúng.

Tóm lại là, Dev và Tester tuy có sự khác nhau. Nhưng họ cần phải giữ mối quan hệ tương hỗ, hợp tác chứ không phải đối đầu vì họ điều giữ những vai trò quan trọng.

Bởi vì khi không có người kiểm thử phần mềm thì dev vẫn cho ra được sản phẩm phần mềm còn nếu không có dev thì không có phần mềm để kiểm tra. Đồng nghĩa nghề tester sẽ không tồn tại. Tuy nhiên, nếu không có tester thì các sản phẩm của dev không được kiểm duyệt và đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Kết luận

Tóm lại, mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến Kiểm thử phần mềm. Từ đó, giúp bạn có thể định hướng rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Hay là tìm kiếm cho mình đơn vị Kiểm thử phần mềm phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: