Internet ngày càng phát triển thì cùng với nó càng có nhiều vấn đề xảy ra nếu bạn không bảo vệ trang web của mình đủ an toàn. Hiện nay hệ thống ngày càng phát triển vượt bậc, giao thức HTTP đang không đủ an toàn cho trang web. Các website đang chuyển dần sang hệ thống HTTPS giúp bảo mật trang web tốt hơn. Tránh được nhiều sự xâm nhập với mục đích xấu từ tin tặc. Vậy cụ thể giao thức HTTPS là gì? Tại sao HTTPS lại quan trọng với website đến vậy? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Giao thức HTTPS là gì?
HTTPS (Hypertext Transfer protocol Secure), là một giao thức có sự kết hợp giữa HTTP và bảo mật SSL/TLS. Nó cho phép người dùng và quản lí web trao đổi thông tin một cách an toàn và bảo mật trên Internet. Đây là một giao thức truyền tải văn bản siêu an toàn. Được kết hợp thêm chứng chỉ bảo mật SSL giúp mã hóa các thông điệp giao tiếp giữa hai bên. Từ đó có thể tăng cường tối ưu bảo mật cho người dùng. Đây như một phiên bản khác của HTTP nhưng an toàn và độ bảo mật cũng cao hơn.
HTTPS hoạt động cũng tương tự như HTTP nhưng sẽ được đăng ký chứng chỉ SSL hoặc TLS. SSL và TLS hiện nay là những tiêu chuẩn hàng đầu được hàng triệu website sử dụng. Hai chứng chỉ này hiện đều đang sử dụng hệ thống PKI (hệ thống hạ tầng khóa công khai). Nhưng có cấu trúc không đối xứng, hệ thống sử dụng hai khóa mã hóa các thông tin liên lạc. Các tiêu chuẩn này sẽ giúp nội dung trang web được mã hóa khi truyền và giải mã khi nhận. Giúp thông tin được bảo mật an toàn, trang web sẽ được bảo vệ tốt hơn.
HTTPS hoạt động như thế nào?
Để có thể sử dụng HTTPS thì trong cấu hình Web server cần cài đặt chứng chỉ SSL (Self-signed SSL certificate). Chứng chỉ SSL tự cấp nào cần đảm bảo tính tự do và toàn vẹn trong quá trình chuyển đổi giữa server và client. Nhưng với cách này thì sẽ không đảm bảo yếu tố đáng tin cậy vì sẽ không có bên thứ 3 đứng ra kiểm chứng tính xác thực của chứng chỉ tự gán trên đây.
Vì vậy mà một số website quan trọng như trang thương mại điện tử hay thanh toán trực tuyến thì quản lí trang web sẽ quyết định mua một chứng chỉ SSL để quản lí và cấp phát các chứng chỉ. SSL certificate cũng được coi như một loại chứng chỉ số. Cho nên HTTPS liên quan đến SSL sẽ gán tên là SSL certificate. Điều này giúp phân biệt với những loại chứng chỉ số khác. Nhận biết một website sử dụng chứng chỉ SSL chất lượng bằng cách bạn sẽ nhìn thấy một biểu tượng hình ổ khóa nằm phía trên thanh địa chỉ của công cụ hay trình duyệt mà bạn đang tìm kiếm.
Chứng chỉ SSL là gì?
Chứng chỉ SSL chính là chứng chỉ mã hóa SSL hay TLS được sử dụng cho giao thức HTTPS. Nó được cung cấp bởi một bên thứ ba uy tín. Khi đó bạn sẽ cần đăng kí với bên thứ 3 để đăng kí mua chứng chỉ này cho trang web. Sau khi mua xong nó sẽ được lưu trữ trên máy chủ của trang web. Tiếp đến hãy gửi chứng chỉ này đến client và đem chứng chỉ đến nhà cung cấp để xác nhận.
Tại sao cần có chứng chỉ SSL?
Việc đăng kí chứng chỉ SSL cho trang web giúp đảm bảo các thông tin, dữ liệu của trang web. Đồng thời cũng giúp thuận tiện trong việc xác minh quyền sở hữu website. Đăng kí chứng chỉ này còn giúp website được bảo vệ, tránh tối đa những kẻ muốn xâm nhập trang web của bạn. Bên cạnh đó, người dùng khi truy cập trang web sẽ cảm thấy yên tâm hơn, tạo lòng tin đối với người truy cập trang web.
Ta có thể thấy trong những năm gần đây trên các trang mạng có rất nhiều hacker. Một website không có bảo mật cao chắc chắn sẽ là mục tiêu hàng đầu của những kẻ xấu này. Trang web dễ bị hack mất các dữ liệu, những thông tin bảo mật cho trang web. Vậy nên chứng chỉ SSL đang được sử dụng cho những trang web sử dụng phương thức HTTPS. Đồng thời sử dụng chứng chỉ SSL góp phần gia tăng thứ hạng tìm kiếm của website trên các công cụ tìm kiếm.
So sánh giữa HTTPS và HTTP
HTTP là giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP. Đây là những giao thức nền tảng cho mạng Internet. Được hoạt động dựa trên hai giao thức chính là TCP và IP. Có thể nói, HTTP là giao thức truyền tải dữ liệu siêu văn bản, cũng là giao thức tiêu chuẩn cho www. Việc truy cập website được tiến hành dựa trên các giao tiếp giữa đối tượng là máy chủ và máy khách.
Chứng chỉ SSL
Đây là tiêu chí cho thấy sự khác biệt rõ rệt của hai giao thức này. HTTPS là giao thức nâng cao hơn của HTTP, được bổ sung thêm tính năng bảo mật nâng cao. Trong thời đại số hóa như hiện nay thì việc áp dụng sử dụng HTTPS cho website là điều quan trọng. Tiêu chuẩn SSL giúp bạn đảm bảo dùng đa dạng thiết bị vẫn có thể kết nối liên lạc giữa máy chủ và khách an toàn. Đương nhiên sẽ tránh được những trường hợp xâm nhập, nhòm ngó. Đăng kí SSL giúp khách hàng yên tâm khi truy cập trang web hơn.
Port trên HTTP và HTTPS
Port chính là cổng xác định thông tin trên máy khách. Sau đó nó sẽ được phân loại để gửi những dữ liệu đến máy chủ. Mỗi Port sẽ đều mang một số hiệu riêng biệt, theo đó là những chức năng khác nhau. HTTP là giao thức sử dụng Port 80, còn ở giao thức HTTPS sẽ sử dụng Port 443. Đây là cổng giúp kết nối, mã hóa từ client đến các server. Nhằm đảm bảo gói dữ liệu đang truyền đi.
Giao thức HTTPS sẽ đăng ký chứng chỉ SSL bởi một bên thứ 3 uy tín.Đối với giao thức HTTP thì dữ liệu sẽ không được xác thực bảo mật. Khi bạn truy cập trang web sẽ không ai đảm bảo giúp bạn đây là trang web thật hay giả mạo. Thông tin cá nhân từ đó cũng sẽ không được đảm bảo an toàn, dễ bị lộ thông tin.
Mức độ bảo mật của HTTP và HTTPS
Giao thức HTTPS sẽ đăng kí chứng chỉ SSL bởi một bên thứ 3 uy tín. Đây chính là các tổ chức phát hành những loại giấy chứng thực số cho các doanh nghiệp, cá nhân, máy chủ… Hai bên còn lại sẽ đặt niềm tin vào bên thứ 3 để quá trình trao đổi được đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật.
Đối với giao thức HTTP thì dữ liệu sẽ không được xác thực bảo mật. Khi bạn truy cập trang web sẽ không ai đảm bảo giúp bạn đây là trang web thật hay giả mạo. Thông tin cá nhân từ đó cũng sẽ không được đảm bảo an toàn, dễ bị lộ thông tin.
Vai trò của HTTPS là gì?
Tránh tình trạng lừa đảo bằng website giả mạo
Trên thực tế thì server nào cũng có thể là giả mạo nhằm đánh cắp thông tin người dùng từ trang web của bạn. Ở giao thức HTTPS trước khi bắt đầu diễn ra cuộc mã hóa trao đổi thông tin từ máy chủ và khách. Thì trình duyệt trên máy khách sẽ yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ. Điều này giúp đảm bảo người dùng đang được an toàn, giao tiếp đúng đối tượng.
Tăng độ uy tín của trang web đối với người truy cập
Người dùng chính là linh hồn của bất cứ trang web nào. Cho nên việc bạn bảo vệ người dùng cũng chính là đang bảo vệ trang web. Việc sử dụng giao thức HTTPS cùng với chứng chỉ SSL hay TLS sẽ giúp nâng cao bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin của đôi bên.
Vai trò quan trọng trong SEO
Bên cạnh những vai trò trên thì sử dụng giao thức HTTPS còn có vai trò quan trọng trong SEO.
Công Ty Mona SEO – đơn vị chuyên nghiệp, uy tín với các dịch vụ SEO TOP Google cho biết từ năm 2014, Google đã chính thức thông báo sẽ ưu tiên đẩy mạnh xếp hạng tìm kiếm của các website nếu sử dụng giao thức HTTPS. Chính vì thế nếu website bạn chưa chuyển sang giao thức mới này cũng đồng nghĩa với việc đang đánh mất quyền lợi về tiềm năng cạnh tranh với các website khác.
Trên đây Wab Component đã chia sẻ tới các bạn những hiểu biết về HTTPS. Đồng thời là những lí do vì sao HTTPS hiện nay lại quan trọng đối với website đến vậy. Hy vọng thông tin mà chúng tôi mang lại là thông tin hữu ích đối với bạn.