Low-code là một ứng dụng được sáng tạo để hỗ trợ những người lập trình không chuyên. Hiệu quả cao, không cần lập trình thủ công và tiết kiệm rất nhiều thời gian trong quá trình tạo ứng dụng. Để tìm hiểu thêm về Low-code hãy theo dõi nội dung bên dưới của Wab-component nhé!
Low-code là gì?
Low-code là kỹ thuật xây dựng các ứng dụng đơn giản không yêu cầu code thủ công. Cách tiếp cận với hình thức phát triển phần mềm đơn giản này sẽ được thực hiện qua việc kéo, thả các giao diện trực quan trên nền tảng Low-code.
Người sử dụng kĩ thuật này không cần am hiểu quá nhiều về lập trình nâng cao. Việc tạo ứng dụng của họ sẽ được hỗ trợ bởi các phần mềm thay thế đơn giản và nhanh chóng. Các “citizen developer” (phát triển không chuyên nghiệp) sẽ đơn giản hóa các vấn đề bằng những kỹ thuật đơn giản thay vì lập trình bằng viết tay thông thường.
Web và ứng dụng di động cũng có thể được xây dựng qua nền tảng này. Các ứng dụng low-code phổ biến nhất hiện nay là:
- Cloud Server – Giải pháp đám mây giúp cải thiện dung lượng lưu trữ và sử dụng website linh hoạt hơn.
- Các ứng dụng hiện đại hóa kế thừa liên quan đến không gian làm việc, cải tiến hoạt động…
Theo Groove Technology, kĩ thuật xây dựng các ứng dụng không cần code thủ công bắt đầu phát triển mạnh vào 2021 khi đại dịch Covid bùng phát.
Đến năm 2022 thì hình thức phát triển công nghệ low-code đã tăng lên 22,6% và giá trị của kĩ thuật này đạt mức 13,8 tỷ USD. Dự kiến vào năm 2023 thì công nghệ low-code sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa.
Khi nào nên dùng nền tảng?
Ứng dụng và cổng thông tin di động rất thích hợp để sử dụng low-code. Các trường hợp cần xây dựng và hỗ trợ web độc lập để tích hợp với các hệ thống khác cũng có thể dùng low-code. Ngoài ra, các trường hợp mở rộng nguồn dữ liệu đều có thể sử dụng.
Tóm lại, ngoại trừ các hệ thống phức tạp cần các nguồn dữ liệu bên ngoài, tính năng phức tạp mới cần đến no-code còn lại đều có thể sử dụng low-code.
Những tính năng nổi bật của Low-code
Low-code mang đến rất nhiều tính năng nổi bật. Chẳng hạn như:
- Hệ thống Low-code sử dụng các công cụ modelling trực quan và có các mô-đun tích hợp sẵn nên tốn ít thời gian để tạo ứng dụng. Người dùng không cần kỹ thuật code thủ công để phát triển nâng cao.
- Chức năng Out-of-the-box (OOTB) được cung cấp bởi các nền tảng low-code chuyên nghiệp.
- Giao diện kéo thả linh hoạt của nền tảng giúp mang lại sự thuận tiện cho cả citizen developer và technical developer.
- Tính bảo mật cao và khả năng mở rộng tốt.
Lợi ích khi phát triển nền tảng mã thấp
Sử dụng low-code người dùng sẽ nhận về rất nhiều các lợi ích. Chẳng hạn như:
Tốc độ phát triển ứng dụng nhanh, sớm ra sản phẩm
Một trong những điểm nổi bật nhất của low-code là khả năng hoàn thiện ứng dụng nhanh. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng nền tảng mã thấp có thể giúp phát triển ứng dụng nhanh gấp 10 lần so với các phương pháp code thủ công truyền thống.
Các chức năng kéo thả dễ sử dụng và giao diện có sẵn giúp người dùng nhanh chóng phát triển các ứng dụng đa nền tảng. Mọi thay đổi trên hệ thống low-code sẽ được theo dõi và xử lý thay đổi một cách nhanh chóng, hoàn toàn tự động.
Tính linh hoạt của Low-Code
Mọi sự thay đổi nhanh chóng của thị trường phần mềm và ứng dụng low-code đều có thể thích ứng nhanh. Nền tảng mã thấp chính là nền tảng lý tưởng nhất để các doanh nghiệp sáng tạo với các sáng kiến kỹ thuật số và hỗ trợ khách hàng có những tính năng mới nhanh hơn, tốt hơn.
Trải nghiệm đa dạng, vận hành dễ dàng
Low-code có nhiều tính năng nên mang đến cho người dùng sự trải nghiệm đa kênh. Thông qua nền tảng mã thấp có thể tạo chatbot, tái cấu trúc tự động, thay đổi nhất quán các chức năng… Có thể nói thông qua môi trường mã thấp này có thể phát triển mới toàn bộ ứng dụng một cách dễ dàng.
Các developers thông qua sự phát triển của low-code có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhờ vậy mà họ không nhàm chán và có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các khía cạnh phức tạp hơn.
Với nền tảng mã thấp thì không cần đến full-stack developers mọi ứng dụng vẫn có thể được tạo nên một cách hoàn hảo.
Đặc biệt các vấn đề liên quan đến Shadow IT đều có thể kết thúc với Low-code. Nền tảng mã thấp cũng có thể giúp các doanh nghiệp tránh được các rủi ro thường gặp trong quá trình phát triển ứng dụng.
Dễ dàng kiểm soát truy cập
Ở cấp độ vi mô lẫn cấp độ vĩ mô thì quyền kiểm soát truy cập cũng diễn ra dễ dàng. Họ có thể tạo người làm quản trị viên hoặc đồng sở hữu một cách đơn giản. Điều này giúp cho việc truy cập vào các chương trình của doanh nghiệp diễn ra một cách thuận tiện.
Tiết kiệm chi phí
Thời gian xây dựng ứng dụng nhanh hơn các lập trình truyền thống, thủ công nên tiết kiệm chi phí hơn. Nguồn nhân lực dành cho low-code cũng ít hơn nên tài chính đổ về cho nhân lực cũng sẽ ít đi. Do vậy, với low-code doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được cả chi phí về thời gian lẫn tiền bạc.
Ưu và nhược điểm của Low-code
Ưu điểm của nền tảng mã thấp
Low-code có một số ưu điểm và nhược điểm. Một số ưu điểm nổi bật mà chúng tôi đã nếu ở phần lợi thế. Chẳng hạn như:
- Tốc độ xây dựng ứng dụng nhanh, các hiển thị và chức năng được xây dựng nhanh chóng.
- Nhiều tài nguyên hơn, xây dựng nhanh hơn và cần ít người thực hiện hơn nên đảm bảo chi phí thấp.
- Tỉ lệ rủi ro thấp, đảm bảo ROI cao. Low-code đảm bảo khả năng bảo mật cao, hỗ trợ đa nền tảng nên xây dựng nhanh mọi ứng dụng.
- Tất cả các hoạt động được thực hiện chỉ bằng những hành động kéo thả nên ứng dụng có thể đưa vào sản xuất nhanh chóng.
Nhược điểm của low-code
Bên cạnh đó thì low-code cũng có một số nhược điểm như:
- Nền tảng mã thấp nên có thể đi kèm một số đánh đổi. Nếu quy mô rộng và tích hợp hệ thống đa dạng có thể làm hạn chế một số chức năng.
- Tốc độ của low-code được đánh giá vừa là ưu điểm và cũng là nhược điểm. Việc xây dựng quá nhanh ứng dụng, vội vàng để phát triển cũng có thể dẫn đến một số chức năng và yêu cầu của phần mềm không được hoàn thiện chi tiết.
- Low code có thể gây ra sự bối rối cho người thực hiện. Một số giới hạn của nền tảng mã thấp trong cấu trúc dữ liệu sẽ rất khó để xử lý. Nếu không cẩn thận thì có thể xảy ra một số rủi ro ngay từ đầu khi xây dựng.
- Tùy biến của nền tảng mã thấp hạn chế hơn các hình thức lập trình khác. Người dùng sẽ bị ràng buộc với nền tảng mã thấp và tính năng tích hợp sẵn sẽ rất khó để code thủ công và tự xây dựng kỹ thuật code nâng cao.
- Bạn không thể tạo các API thích hợp và cũng không thể đảm bảo được mức độ tin cậy như với các hình thức code chuyên nghiệp khác.
Những nền tảng low-code platform
Nền tảng low-code hiện nay rất đa dạng. Chúng tôi chia sẻ 3 nền tảng low-code được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
- Outsystems là một trong những nền tảng low-code được đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Công cụ đa dạng, có thể hỗ trợ kết nối AI và rất phù hợp với các hệ thống kinh doanh quy mô lớn.
- Appian là một nền tảng low-code tự động hóa để phát triển các ứng dụng một cách nhanh chóng.
- Mendix là nền tảng mã thấp được đánh giá tốt về cả tốc độ, bảo mật và khả năng kiểm soát. Nền tảng này tích hợp đa dạng tính năng và cho phép tạo nên ứng dụng nhanh gấp 10 lần các nền tảng khác.
Hy vọng những tổng hợp về low-code của chúng tôi đã hỗ trợ nhiều cho các bạn. Những thông tin mở rộng liên quan đến nền tảng low-code sẽ được chúng tôi tiếp tục chia sẻ đến các bạn ở những chuyên đề tiếp theo nên hãy đón xem nhé.
>> Xem thêm: