So sánh điểm khác nhau giữa front end và back end

Thuật ngữ Front end và Back end hẳn là không còn xa lạ đối với những developer. Tuy nhiên với những newbie mới làm quen với lập trình thì hai khái niệm này vẫn còn xa lạ. Vậy hãy cùng Wab-component tìm hiểu những điểm khác nhau giữa Front end và Back end qua bài viết dưới đây nhé.

Front End và Back end là gì?

Để phân biệt được hai thuật ngữ Front end và Back end, trước tiên bạn phải hiểu rõ khái niệm của chúng.

 

front end và back end là gì

Front End

Front End được hiểu là giao diện hiển thị của một trang web. Đây chính là nơi người dùng trực tiếp tương tác lên website.

Nó bao gồm những tiện ích bạn có thể trải nghiệm trên ứng dụng của website như: văn bản, màu sắc, hình ảnh, menu, đồ thị và bảng….

>>> Xem thêm: Top 5 phần mềm thiết kế giao diện web miễn phí

Back End

Back end là máy chủ, cơ sở dữ liệu và ứng dụng của một trang web. Các developer sẽ dùng một trong các ngôn ngữ lập trình Python, Ruby, Java, PHP và các công cụ SQL Server, My SQL, Oracle để kết nối các phần của Back end với nhau.

Đơn giản hơn, Back end của một website chính là các phần mà người dùng không thể nhìn thấy nhưng nó vẫn luôn chạy bên trong nền, cung cấp các chức năng và sự trải nghiệm đến với tất cả người sử dụng. 

Điểm khác nhau giữa hai thuật ngữ Front end và Back end

Front end và Back end có những điểm khác nhau nhất định. Trong khi Front end chính là những thứ người dùng thấy được trên website, thì Back end lại là bước đệm để Front end trở thành khả thi.

Mục tiêu

Mục tiêu của Back end là bảo đảm ứng dụng website có thể chạy được trên tất cả các trường hợp, có thể mở rộng và hơn nữa là hoạt động hiệu quả ở độ trễ thấp mà không xảy ra lỗi. 

Khác với Back end, mục tiêu của Front End là bảo đảm người dùng website có thể dễ dàng truy cập ứng dụng ở mọi các nền tảng từ laptopp, điện thoại đến máy tính để bàn.

điểm khác biệt giữa front end và back end

Các ngôn ngữ lập trình của Front end và Back end

Ngôn ngữ lập trình chuyên dụng của Front end

Front End chủ yếu được lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình như: CSS, JavaScript và HTML.

  • HTML (Hypertext Markup Language): Là ngôn ngữ lập trình cơ sở để lập trình cấu trúc và nội dung của trang web
  • CSS: chính là ngôn ngữ lập trình bổ trợ cho HTMLL. Nếu HTML được dùng để tạo các cấu trúc trang web thì CSS lại mang đến màu sắc, bố cục hay phông chữ cho trang web.
  • JavaScript: lập trình viên Front end sử dụng ngôn ngữ này nhằm tạo các tính năng tăng tương tác cho website ví dụ như: Video, trò chơi và âm thanh.

Front end sẽ hoạt động trong Libraries và Frameworks như: Sass, React.js, AngularJS, jQuery.

Ngôn ngữ lập trình phổ biến của Back End 

Các lập trình viên Back end sẽ sử dụng ngôn ngữ sau để giao tiếp với máy tính: C++, Ruby, Java, PHP, Python và Node.js. 

  • PHP: ngôn ngữ lập trình phát triển kịch bản trang web trên các ứng dụng được chạy trên máy chủ. Những ứng dụng phổ biến sử dụng ngôn ngữ này là facebook, Tumblr…
  • Java: ngôn ngữ lập trình bậc cao, có tính năng bảo mật cao hay còn được hiểu với cái tên là Platform. Ngôn ngữ này được dùng chủ yếu ở các ứng dụng như Tinder, Google Earth, Netflix…
  • Ruby: ngôn ngữ lập trình yêu thích của những developer hiện nay. Ngôn ngữ này giúp cho quá trình lập trình Backend đơn giản hơn.
  • Python: chủ yếu dùng cho những mục tiêu lập trình đa năng.

Back end chủ yếu hoạt động ở trong các frameword như Django, Laravel, Rails, Express, Spring.

Kỹ năng của lập trình viên Front end và Back end

Front End và Back end hoàn toàn khác nhau, vì vậy lập trình viên cũng sẽ có những yêu cầu về kỹ năng khác nhau. Dựa vào đặc điểm của Front end và Back end, các developers sẽ có những quyết định lựa chọn công việc khác nhau. 

Kỹ năng của lập trình viên Front end

  • Có kỹ năng phân tích vấn đề và thiết kế những giải pháp hợp lý và phù hợp.
  • Phân tích những chỉ số hiệu suất từ máy người dùng trang web để có thể hiểu hơn về trải nghiệm người dùng
  • Sáng tạo và áp dụng các ứng dụng thân thiện cho website bằng phương pháp dùng những công nghệ mới như: JavaScript ES6+, CSS3, React.
  • Kết nối với những công nghệ Back end như giữa Node.js và cơ sở dữ liệu, hay các công dụng riêng cho các nhà phát triển như Git, Bash và các bài kiểm tra.
  • Nắm rõ quy trình làm việc và các công việc cụ thể cho 1 dự án phần mềm.
  • Có kiến thức về UX,UI. 

Kỹ năng của  lập trình viên Back end 

  • Có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình như Framwork, Python 2&3 thành thạo .
  • Linh hoạt trong việc áp dụng các tính năng ngôn ngữ như: sets, lists, dictionaries trong các thuật toán khá đơn giản.
  • Có thể tương tác tốt với server và databases.
  • Nắm vững kiến thức API.
  • Xác định, khắc phục và có thể đề xuất các giải pháp cho những sự số hiệu suất ở trong ứng dụng.
  • Luôn học hỏi tìm hiểu những cách làm giúp những ứng dụng có thể chạy nhanh hơn, ổn định hơn, an toàn hơn.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề, lập luận logic và làm việc nhóm tốt.

Kết luận

Trên đây là những điểm khác nhau giữa Front end và Back end mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về Front end và Back end, cũng như những định hướng phát triển bản thân để trở thành một lập trình viên ưu tú. Hãy cùng đồng hành cùng chúng tôi để học thêm thật nhiều kiến thức bổ ích nhé!

>>> Xem thêm: Top 5 phần mềm tạo webserver tốt nhất hiện nay