.Net Core là gì? Điểm Khác Nhau Giữa .Net core và .Net framework

so sánh net core và net framework

Nên lựa chọn Net core hay Net framework để phát triển application là thắc mắc của rất nhiều người. Đặc biệt là những người lập trình viên .Net mới bắt đầu vào nghề. Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này hãy cùng khám phá bài viết dưới đây.

Wab-components sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Net Core là gì cũng như so sánh .Net Framework và .Net Core. Từ đó, giúp bạn có cơ sở để đưa ra quyết định chính xác trong việc lựa chọn hướng phát triển việc lập trình.

Khái niệm Net Core và Net Framework

Rất nhiều người vẫn chưa phân biệt được khái niệm .Net Core và .Net Framework mặc dù họ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Điều này khiến không ít người hiểu sai về hai nền tảng này.

Từ đó dẫn đến việc sử dụng không phù hợp để rồi tạo nên những phần mềm không đạt chất lượng tốt. Để hiểu rõ hơn về hai nền tảng này, bạn cần phải nắm rõ định nghĩa và đặc điểm của chúng.

Net Core là gì?

net core là gì

DotNet Core là một mã nguồn mở mới, đồng thời cũng là một framework đa nền tảng (cross – platform). Nền tảng được sử dụng để xây dựng những ứng dụng hiện đại dựa trên kết nối đám mây như web app, IoT, backend cho mobile,…Vậy nên Net Core có khả năng hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành từ Windows, MacOS đến Linux.

Một số .Net Core framework phổ biến hiện nay như ASP.Net Core, Tizen và Entity Framework Core. Không giống như .Net Framework, các công nghệ này sẽ chạy CoreCLR Runtime – used in Universal Windows Platform.

Net Framework là gì?

net framework

.Net Framework là nền tảng lập trình được phát triển bởi Microsoft. Nền tảng giúp hỗ trợ thực thi ứng dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows. Common Language Runtime (CLR) là môi trường phần mềm dùng để triển khai các chương trình được viết bởi .Net Framework.

Đây là một môi trường phần mềm máy ảo cung cấp đa dạng dịch vụ. Bao gồm như an ninh phần mềm (Sercurity), quản lý bộ nhớ (Memory management),…

So sánh sự khác biệt giữa .Net Framework với .Net Core

Sau khi hiểu rõ về khái niệm Net Framework và Net core  thì hãy cùng đi vào phân tích để tìm ra sự khác nhau giữa hai nền tảng này nhé!

sự khác biệt giữa net core và net framework

Nhu cầu đa nền tảng (Cross-platform)

Nếu bạn cần một ứng dụng có thể chạy trên hầu hết các nền tảng như Windows, Linux và Mac OS thì không nên lựa chọn .Net Framework, bởi vì nó chỉ có thể sử dụng trên Windows. Lúc này, lựa chọn tốt nhất chính là .Net Core hoặc Mono Project. Bởi vì cả hai sự lựa chọn này đều là mã nguồn mở.

Tuy nhiên, DotNet Core vẫn được khuyến khích sử dụng, vì nó được hỗ trợ bởi Microsoft và chắc chắn sẽ có những khoản đầu tư lớn trong tương lai. 

Khi dùng Net Core thì lựa chọn tối ưu chính là sử dụng Visual Studio IDE với Windows trong việc hỗ trợ những tính năng như quản lý dự án, debug, quản lý source,…

Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác như Visual Studio Code, Sublime Text, Vim để tạo ra các ứng dụng .Net.

Microservices

Đối với kiểu xây dựng các ứng dụng phức tạp theo những module có thể tách rời, mỗi module có thể sử dụng những công nghệ khác nhau. Net Core chính là nền tảng phù hợp để phát triển cho các ứng dụng theo hướng Microservice.

Hiệu suất làm việc cao, khả năng mở rộng hệ thống

Đối với những hệ thống cần hiệu năng cùng khả năng mở rộng tốt. Người dùng nên lựa chọn Net Core và ASP.Net Core để đáp ứng mọi nhu cầu.

Nền tảng này sẽ giúp bạn đạt được khả năng phản hồi tốt nhất cho dù bạn có bao nhiêu người dùng. Nó giúp bạn có thể tối ưu hóa ở mọi nơi, mở rộng quy mô tốt hơn trên các cụm máy, VM và lõi CPU.

Command line cho Mac, Linux hay Windows

Không chỉ nhận được sự hỗ trợ của Visual Studio Core hay các editor khác, Net Core có thể phát triển ứng dụng dựa trên nhiều nền tảng khác nhau mà không bị trở ngại.

Người dùng còn có thể tùy chỉnh Command line cho Mac, Linux hay Windows khi sử dụng framework này dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển các trình soạn thảo nhẹ, sử dụng nhiều dòng lệnh thì .Net Core được thiết kế cho CLI.

Sau khi những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy Net Core mở ra nhiều cơ hội giúp phát triển ứng dụng linh hoạt trên nhiều nền tảng khác nhau với hiệu năng cao. Tuy nhiên, số lượng thư viện hỗ trợ mà nền tảng mang lại vẫn còn hạn chế.

Trong khi đó, .Net Framework lại đem tới một hệ sinh thái lớn với nhiều thư hiện hỗ trợ. Mặc dù vậy, khi quyết định sử dụng .Net Framework hay .Net Core, bạn cũng cần nhìn vào hoàn cảnh thực tế.

Ứng dụng .Net Framework và .Net Core

ứng dụng của dotnet

Trước khi lựa chọn nên sử dụng nền tảng nào để mang lại hiệu quả và tiết kiệm nhất. Bạn cần phải xác định mục đích lập trình ứng dụng của bạn để quyết định. Dưới đây là một vài trường hợp sử dụng nền tảng này để bạn tham khảo.

Trường hợp nên sử dụng nền tảng .Net Core

  • Những nhà lập trình muốn phát triển ứng dụng đa nền tảng (Linux, Windows, Mac OS.) thì Net Core chính là lựa chọn tốt nhất cho hệ sinh thái của bạn. 
  • Khi bạn muốn xây dựng những ứng dụng phức tạp theo module có thể tách rời.
  • Khi hệ thống của bạn cần có hiệu năng cao cùng với khả năng mở rộng tốt nhất.
  • Sử dụng trong các trường hợp cần xây dựng Machine learning với C# hay F# cũng như các phiên bản cần chạy đa luồng khi xử lý.
  • Cũng giống như .Net Framework, .Net Core cũng rất phù hợp cho việc phát triển Web server.

Trường hợp nên sử dụng nền tảng .Net Framework

  • Nếu như ứng dụng đang sử dụng nền tảng phát triển là .Net Framework, bạn hãy cứ tiếp tục. Bởi vì để thực hiện nâng cấp từ hệ thống .Net Framework lên .Net Core thì bạn cần thực hiện một số điều chỉnh. Nhìn chung là bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian nếu muốn nâng cấp nền tảng.
  • .Net Framework sẽ là lựa chọn tốt nhất khi ứng dụng của bạn sử dụng .Net và Nuget bên thứ 3 không hỗ trợ Net Core. Bởi nếu không hỗ trợ thì dù muốn hay không bạn sẽ không thể sử dụng này tảng này.
  • Ứng dụng của bạn phát triển sử dụng công nghệ .Net nhưng lại không hỗ trợ Net Core. Lựa chọn tối ưu của bạn chỉ có thể là .Net Framework.
  • .Net framework sẽ là sự lựa chọn tốt cho các ứng dụng Windows cho máy tính bàn.
  • Nếu bạn muốn sử dụng nền tảng có nhiều thư viện hỗ trợ thì nên sử dụng .Net framework.
  • .Net Framework còn phù hợp cho việc phát triển Web server.

Bài viết trên đã giải thích chi tiết về Net Core Net framework cũng như so sánh cụ thể những điểm khác biệt giữa 2 nền tảng này. Hy vọng, với những thông tin bổ ích trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về 2 nền tảng và có thể áp dụng chúng để tạo nên những ứng dụng có chất lượng tốt nhất.

>> Xem thêm: