Domain là gì? Ý nghĩa, phân loại và cấu trúc tên miền bạn nên biết

Website và domain (tên miền) là hai yếu tố có sự liên kết và gắn bó chặt chẽ với nhau. Tên miền là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình tồn tại và phát triển của website. Vậy, Domain là gì? mà chúng có thể tác động và làm thay đổi website lớn đến như thế. Để có được lời giải đáp cho câu hỏi trên và có thêm những thông tin liên quan đến Domain (tên miền) thì hãy cùng với Wab-Component tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Domain là gì?

Domain là gì

Domain nghĩa là gì? Domain còn có tên gọi khác là tên miền, chúng là địa chỉ của trang web. Chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy domain trên thanh URL của các trình duyệt web khi chúng ta truy cập vào một website. Có thể hiểu đơn giản rằng website là ngôi nhà còn domain là địa chỉ để có thể tìm kiếm đến ngôi nhà. Ví dụ: google.com, đây được xem là một domain khá phổ biến và chắc chắn bất kì người dùng internet nào cũng đã từng nghe qua.

Ý nghĩa của tên miền

Trên internet, ngoài mục đích là địa chỉ để người dùng có thể truy cập vào trang web thì tên miền còn dùng để xác minh danh tính của từng cá nhân, tổ chức. Chính vì thế, tất cả các tên miền bắt buộc không được giống nhau.

Bên cạnh đó, tên miền Website còn thể hiện sự chuyên nghiệp và mức độ nhận biết của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp trên mạng internet. Việc đăng ký tên miền còn giúp cho các cá nhân tổ chức và doanh nghiệp có thể bảo vệ được bản quyền và thương hiệu của mình trên thị trường để tránh các trường hợp đạo nhái làm mất uy tín và sự tin tưởng của khách hàng về doanh nghiệp.

Cấu trúc cơ bản của Domain là gì?

Domain Website được cấu tạo từ 2 thành phần, trở lên. chúng thường được ngăn cách nhau bởi dấu (.). Về cơ bản thì tên miền sẽ thường có 2 kiểu chính sau.

  • Tên miền cấp cao nhất.
  • Tên miền cấp 2

Đối với tên miền có 2 thành phần, phía bên trái dấu chấm được gọi là tên miền cấp 2, chúng thường sẽ được đặt theo tên của doanh nghiệp, tổ chức, sản phẩm kinh doanh hoặc tên của blog. Đây là thành phần quan trọng, dùng để xác minh danh tính của website.

Với tên miền nhiều thành phần, cụ thể như www. google. com thì www được xem là subdomain, google được xem là tên miền cấp 2, .com là đuôi của tên miền (TLD)

Phân loại tên miền

Tên miền (domain) được chia thành 6 loại như sau.

phân loại tên miền

TLD

TLD có tên gọi đầy đủ là “top-level domain” được quản lý bởi tổ chức Internet Assigned Numbers Authority (IANA). Chúng là phần mở rộng sau dấu (.) cuối cùng của domain, thuộc nhóm tên miền cấp cao nhất. Hiện nay có rất nhiều LTD để bàn có thể thỏa mái lựa chọn theo mục đích và nhu cầu sử dụng của người dùng, chẳng hạn như: .com; .org; .net; .edu. Trong đó TLD.com được xem là phổ biến nhất, chiếm trên 50% thị phần trên thế giới.

ccTLD

ccTLD là cụm từ được viết tắt của Country – code top – level domain, còn có tên gọi đầy đủ là tên miền cấp cao nhất của quốc gia. Loại TLD này dùng để xác định danh tính của một quốc gia. Điển hình như: .vn (Việt Nam), .us (Mỹ).

ccTLD thường được các công ty đa quốc gia hoặc hoạt động kinh doanh trên nhiều lãnh thổ ưa chuộng sử dụng khi xây dựng website trên từng thị trường nhất định. Điều này giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và truy cập chính xác trang web của doanh nghiệp.

gTLDs

gTLDs hay còn gọi là Generic – level domain, đây cũng được xem là một tên miền cấp cao. gTLDs là một trong những top-level quan trọng của tên miền bởi chúng không phụ thuộc vào mã quốc gia mà chỉ phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Điển hình như: .edu dành cho những tổ chức thuộc lĩnh vực giáo dục.

Lúc đầu không phải cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ nào cũng có thể đăng ký loại tên miền gTLDs mà loại tên miền này chỉ được cung cấp cho ISP, vì chúng bắt buộc phải thỏa một số điều kiện nhất định. Cụ thể như: .gov ( tổ chức chính phủ ), .mil ( quân đội ), .org ( tổ chức ). Tuy nhiên, do đặc thù của mạng internet và các lý do khách quan nên sau đó điều kiện ràng buộc đã được xóa bỏ. Vì thế, người dùng có thể đăng ký loại tên miền này tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

sTLD

sTLD Domain

sTLD viết tắt của Sponsored top-level domaintên miền cấp cao nhất được tài trợ, về cơ bản thì chúng giống với loại gTLDs. Tuy nhiên, sTLD sẽ bị giới hạn chỉ phục vụ cho một số cơ quan tổ chức chính thống và có mục đích sử dụng phù hợp. Điển hình như: .asia (các công ty tại thị trường Châu Á), .post (dành cho lĩnh vực thuộc bưu chính viễn thông), .edu (dành cho các tổ chức về lĩnh vực giáo dục), .mil (tổ chức quân đội )…

uTLD

uTLD cũng được xếp vào nhóm tên miền cấp cao nhưng chúng không được tài trợ như sTLD nên chúng sẽ không giới hạn người sử dụng. Một số uTLD điển hình như: .biz, .pro, .name.info

iTLD

ITLD có tên gọi đầy đủ là Infrastructure top-level domain. Cụ thể là .arpa, đây là tên miền đại diện cho ARPA và chỉ dành riêng cho cho ICANN với mục đích dùng để giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng của mạng internet.

5 tiêu chí giúp bạn sở hữu tên miền chất lượng

Tên không quá dài, dễ nhớ

tên miền ngắn gọn dễ nhớ

 

Theo Mona Host công ty cung cấp Domain chất lượng nhất hiện nay cho biết việc sử dụng tên miền ngắn gọn, dễ nhớ là điều cần phải lưu ý trong quá trình xây dựng website. Tuy nhiên, tên miền phải liên quan đến công ty hoặc tên của sản phẩm gây được ấn tượng cho khách hàng và dễ nhớ nhất. Chẳng hạn như: hp.com; fpt.com… hoặc tên miền gắn liền với doanh nghiệp như: Mona.Media, Mona.Host… Việc ngắn gọn dễ nhớ nhằm mục đích để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và tránh các trường hợp nhập sai tên miền.

Tên miền liên quan đến thương hiệu, sản phẩm hoặc công ty

Thương hiệu, sản phẩm hoặc tên công ty là những yếu tố đặc biệt quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp đều muốn khách hàng nhớ đến. Việc xây dựng tên miền theo cách này sẽ làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

Bên cạnh đó, các chủ website cũng có thể ghép các ký tự liên quan đến doanh nghiệp lại với nhau để tạo tên miền độc đáo và có ý nghĩa. Khi đặt tên miền thì việc lựa chọn đuôi (TLD) cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp nên đăng ký các loại tên miền có đuôi như: .vn, .com, .net, .org bởi đây được xem là những loại tên miền có khả năng nhận diện tốt và thể hiện được sự uy tín và chuyên nghiệp.

Tên miền không gây nhầm lẫn

Không nên lựa chọn tên miền dễ gây nhầm lẫn với các tên miền đã có sẵn khác. Việc lựa chọn các tên miền dễ gây nhầm lẫn sẽ tạo cho doanh nghiệp của bạn một vài rắc rối có thể là mất đi lượng lớn khách hàng. Ngoài ra, tên miền còn phải dễ đọc và không nên chứa chứa ký tự (-) bởi khi sử dụng dấu gạch này rất khó nhớ, khó đọc và dễ bị sai lệch trong quá trình tra cứu.

Domain không nên pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt

Việc sử dụng Tiếng Anh pha trộn với Tiếng Việt cũng là một trong những lý do dễ gây nên tình trạng nhầm lẫn và viết sai tên miền. Khi đặt tên miền doanh nghiệp nên chú ý vấn đề này, bởi khi áp dụng kiểu đặt tên miền này khách hàng rất khó tìm kiếm trang web và khả năng khách hàng không nhớ đến và rời bỏ doanh nghiệp của bạn rất cao.

Tên miền xây dựng theo kiểu bao vây

xây dựng tên miền kiểu bao vây

Được hiểu đơn giản là tên miền mà người khác không thể đăng ký giống tên miền của bạn, kể cả cách đọc và cách viết. Với cách đặt tên này, chắc chắn các đối thủ cạnh tranh của bạn cũng không thể đạo nhái hoặc đặt tên tương tự dễ gây nhầm lẫn với thương hiệu của bạn. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có độ nhận diện tốt hơn trên internet, tránh được các sự hiểu lầm sai lệch về thương hiệu và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Kết luận

Thông qua các kiến thức được chúng tôi cung cấp ở bài viết trên có lẽ bạn cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về Domain là gì? Cũng như là ý nghĩa của tên miền. Bên cạnh đó, chúng tôi mong rằng với những thông tin hữu ích ở trên giúp bạn có thể vận dụng vào thực tế để tạo các domain (tên miền) đạt chuẩn để giúp cho website thu hút được nhiều lượt truy cập hơn.