Hosting là một thành phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và duy trì trang web. Nhưng không phải ai cũng am hiểu kỹ về Hosting. Cũng vì thế mà trước khi mua Hosting cho Website thì cũng bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về Hosting, giúp cho việc lựa chọn Hosting phù hợp với nhu cầu của bạn trở nên dễ dàng hơn. Vậy Hosting là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Wab-component để hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé! .
Hosting là gì?
Đầu tiên bạn cần hiểu Hosting là gì? Hosting là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến, đây là không gian lưu trữ được chia nhỏ từ một máy chủ. Thuê Hosting chính là việc thuê một không gian nhỏ trên Server để lưu trữ dữ liệu, nội dung,… cho Website.
Tiêu chí để đánh giá một Hosting dựa vào các yếu tố khác nhau. Trong đó, bạn cần xem xét kỹ càng các tiêu chí này để đảm bảo lựa chọn được dịch vụ Web Hosting đáp ứng tốt nhất cho Website của bạn. Hosting là nơi lưu trữ, chia sẻ những dữ liệu trực tuyến thông qua Internet. Bạn dễ dàng thực hiện các thao tác như gửi Email, truyền tài liệu, nhập dữ liệu,…
Cách hoạt động của Hosting là gì?
Đối với người truy cập Website
Khi đã hoàn tất quá trình mua Hosting và tải nội dung dữ liệu cho trang web thì Website của bạn về cơ bản sống trên một máy chủ. Người dùng sẽ truy cập trang web bằng cách nhập địa chỉ web trên thanh trình duyệt web. Khi đó, thiết bị của họ sẽ kết nối với máy chủ mà trang web của bạn được lưu trữ. Tiếp đến lượt máy chủ, nó sẽ gửi các tệp bạn đã lưu trữ trên bộ nhớ để hiển thị cho khách hàng khi truy cập trang web của bạn.
Ví dụ khi khách hàng muốn truy cập Website của bạn xem mục blog. Máy chủ sẽ gửi blog đến màn hình của người truy cập. Khi họ chọn bài viết muốn xem, họ sẽ click vào bài viết đó. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất trang web của bạn mà nên lựa chọn dịch vụ Hosting phù hợp.
Đối với nhà cung cấp
Đối với nhà cung cấp Hosting, họ sẽ có trách nhiệm chuẩn bị hệ thống Server lưu trữ cung cấp tới cho bên thuê Hosting. Các gói Hosting hiện nay trên thị trường trong nước thường được tạo ra bằng cách chia sẻ các tài nguyên của máy chủ đích thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn.
Nhà cung cấp sẽ tiến hành cấu hình và chia nhỏ dịch vụ Hosting của họ ra thành nhiều gói khác nhau. Mỗi gói sẽ đi kèm với các dịch vụ khác và chi phí cũng thay đổi tương ứng. Nếu trong quá trình sử dụng Web Hosting, người dùng có nhu cầu nâng cấp gói Hosting hiện tại để đáp ứng nhu cầu phát triển thì phía nhà cung cấp sẽ điều chỉnh giúp bạn.
Đối với người thuê Web Hosting
Người thuê Web Hosting sẽ tiến hành đăng tải nội dung dữ liệu lên không gian lưu trữ của mình rồi cấu hình hoạt động cho phù hợp. Web Hosting được bên thuê thuê để lưu trữ trang web. Sau đó bên thuê sẽ tiến hành xây dựng trang web, điều chỉnh nội dung trang web,…
Những lưu ý trước khi mua Hosting là gì?
Lựa chọn loại Hosting phù hợp
Hosting nói chung được chia là làm 5 loại thông dụng và phổ biến nhất, bao gồm:
- Shared Hosting.
- VPS Hosting.
- Cloud Hosting.
- WordPress Hosting.
- Dedicated Server Hosting.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và lĩnh vực hoạt động của bạn mà bạn có thể lựa chọn cho mình một Hosting thích hợp nhất, hỗ trợ tốt cho quá trình vận hàng trang web của bạn.
Tốc độ truyền tải
Tốc độ truyền tải của một trang web chính là khoảng thời gian chờ đợi khi nhấp chuột vào trang web đến khi nội dung đó hiển thị đầy đủ. Đó là khoảng thời gian chết, không nên để người dùng phải chờ đợi quá lâu, khiến họ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi truy cập Website của bạn. Thời gian lý tưởng nên nằm trong khoảng từ 3-5 giây. Đây cũng là một yếu tố người dùng có thể đánh giá trang web của bạn. Tốc độ truyền tải nhanh chắc chắn khiến người dùng cảm thấy hài lòng so với những Website chậm.
Dung lượng của Hosting
Đây giống như bộ nhớ, dùng lưu trữ các dữ liệu của trang web. Dung lượng càng lớn thì khả năng lưu trữ dữ liệu càng nhiều và ngược lại. Một Website lớn chứa nhiều thông tin quan trọng nên lựa chọn Hosting có dung lượng lớn. Thông thường, nên lựa chọn Hosting có dung lượng từ 20GB trở lên vì một Website có thể sử dụng cho cả mấy chục năm. Chi phí thuê sẽ dao động khoảng 500.000 -1.000.000 VNĐ/ năm tùy từng đơn vị cung cấp dịch vụ.
Băng thông của Hosting (Bandwidth) là gì?
Băng thông của Hosting là lượng dữ liệu trao đổi giữa người truy cập Internet với Website trong một tháng. Đây cũng chính là cơ sở để bạn chọn băng thông phù hợp cho Website. Ví dụ bạn truy cập một Website và tải một video về thiết bị. Video này có kích thước 600KB, trong tháng đó có thêm 100 khách hàng tải video đó về. Tức là băng thông của trang web đã tốn 60000KB, xấp xỉ 60MB. Do đó bạn cần có băng thông đủ lớn để Website hoạt động tốt cũng như không làm mất lượng khách hàng truy cập trang web.
Khả năng chịu tải của Hosting là gì?
Đây là khả năng cho phép một lượng khách hàng nhất định truy cập cùng lúc vào trang web của bạn. Tùy vào gói Hosting mà Website bạn đang sử dụng mà nó có thể cho phép số lượng lớn hay ít khách hàng truy cập. Có những gói Hosting không giới hạn số lượng khách hàng truy cập mà Website vẫn chạy mượt. Nhưng cũng có gói Hosting giới hạn số lượt truy cập mà Website chạy rất yếu.
Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp dịch vụ chính là bên bạn thuê gói Hosting. Hosting là nơi chứa dữ liệu và trao đổi thông tin giữa người dùng với trang web. Đôi khi web cũng sẽ gặp những trục trặc. Nếu bạn lựa chọn được một nhà cung cấp có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, xử lý khắc phục lỗi nhanh chóng thì đây là một điều tuyệt vời.
Do đó, khi lựa chọn mua gói Web Hosting từ bất cứ đơn vị nào bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Từ dịch vụ hỗ trợ, đội ngũ chăm sóc, giá cả và các dịch vụ có trong đó,… Một đơn vị tốt, uy tín nên có đội ngũ hỗ trợ nhanh chóng hiệu quả khi Website có vấn đề. Mặt khác, hiện nay trên thị trường, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ Web Hosting cả trong nước và ngoài nước. Tùy yêu cầu, tính chất của Website mà bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn được một đơn vị uy tín, đáp ứng đúng các yêu cầu bạn đưa ra.
Công ty Hosting Mona Host hiện đang là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ uy tín, chuyên nghiệp nhất trên thị trường. Với hơn 11 năm kinh nghiệm thực chiến, phục vụ cho hơn 10.000 khách hàng thuộc các ngành nghề kinh doanh chắc chắn họ có thể đáp ứng tốt các yêu cầu mà bạn đưa ra. Chi tiết liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 636 648 để được tư vấn nhé.
Hệ điều hành
Hệ điều hành của máy chủ hay được gọi tắt là OS. Hiện nay có hai loại thường dùng đó là Linux và Windows. Trong đó, Hosting Window hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình HTML, ASP, ASP.Net. Còn đối với Hosting Linux thì hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình PHP, WordPress,…
Chế độ bảo mật, sao lưu cơ sở dữ liệu
Khi mua Hosting bạn cần tìm hiểu kĩ về chính sách bảo mật, cơ chế sao lưu phục hồi số liệu trang web. Nó sẽ gồm có các sai lầm về máy chủ đang dùng, công nghệ, bảo mật phần cứng, ứng dụng,… Đây là những điều vô cùng quan trọng tơi trang web của bạn.
Chẳng ai muốn những dữ liệu Website lại bị mất vào tay người khác. Hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ Web Hosting rất chú ý đến vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tới khách hàng sử dụng. Mặt khác, tính cạnh tranh của thị trường buộc nhà cung cấp dịch vụ phải làm tốt hơn nữa vai trò của mình khi cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
Tương thích với mã nguồn nào
Khi mua Hosting bạn đặc biệt cần chú ý vấn đề Hosting đó có hỗ trợ những mã nguồn thịnh hàng không. Những mã nguồn mở thịnh hàng vào hiện tại thường được nhà sản xuất Hosting hỗ trợ như WordPress, Joomla, Xenforo, Perl… Để giúp Website bạn hoạt động hiệu quả nhất.
Kết luận
Như vậy chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu những điều cần lưu ý khi mua Hosting. Lựa chọn được một đơn vị cung cấp Hosting uy tín, đáp ứng tiêu chí mà bạn yêu cầu. Đây chính là bước khởi đầu thành công cho quá trình thiết kế Website chất lượng của bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Nếu bạn đang quan tâm đến thiết kế và vận hàng Website hiệu quả, hãy tham khảo thêm những bài viết dưới đây để cập nhật thêm những thông tin cần thiết nhé!